Dải nhiệt màu là gì? Bật mí cách chọn màu đèn LED phù hợp với từng không gian

155 Lượt xem

Dải nhiệt màu là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến bạn khi lựa chọn loại đèn phù hợp? Cùng Trạm Phát Sáng tìm hiểu về dải nhiệt màu, ý nghĩa và các thông tin cơ bản về dải nhiệt màu trong bài viết này bạn nhé!

1. Các khái niệm về dải nhiệt màu

Để hiểu rõ và thật chi tiết về dải nhiệt màu, chúng ta cần tìm hiểu 3 khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến nhiệt độ màu như sau:

1.1. Dải nhiệt màu là gì?

Dải nhiệt màu ánh sáng – Correlated Color Temperature (CCT) là một phương pháp để biểu thị màu sắc của ánh sáng phát ra dựa trên nhiệt độ màu, đo bằng đơn vị Kelvin (K). Nhiệt độ màu ánh sáng cho biết ánh sáng có tính chất ấm hay lạnh và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như nhiếp ảnh, thiết kế nội thất, chiếu sáng, thậm chí là cuộc sống hàng ngày.

Dải nhiệt màu ánh sáng giúp người dùng lựa chọn nguồn sáng phù hợp cho các mục đích khác nhau, từ chiếu sáng dân dụng đến thương mại và nghệ thuật. Kelvin có thể dao động từ 1.000K – 10.000K, tuy nhiên, trong chiếu sáng dân dụng và thương mại, nhiệt độ màu thường nằm trong khoảng từ 2.000K – 6.500K.

Dải nhiệt độ màu là gì?

1.2. Độ Kelvins là gì?

Độ Kelvin là đơn vị thuộc hệ đo lường SI dùng để đo nhiệt độ nhiệt động lực học. Kelvin cũng là thước đo nhiệt độ màu của ánh sáng phát ra từ bóng đèn LED. Khi tìm hiểu về nhiệt độ màu, người dùng có thể nhận biết được các loại đèn LED với các mức nhiệt độ màu khác nhau.

⇒ Xem thêm: Chỉ số hoàn màu là gì? Tầm quan trọng của CRI đèn LED trong thực tiễn

Dải nhiệt màu độ Kelvins

1.3. Nhiệt độ màu ánh sáng đèn LED là gì?

Nhiệt độ màu ánh sáng đèn LED là đại lượng đặc trưng cho ánh sáng của đèn LED phát ra mang màu sắc gì, tương tự dải nhiệt màu, tuy nhiên, có những đặc trưng riêng như sau:

  • Theo đo Kelvin của nhiệt độ màu ánh sáng đèn LED dao động từ 1.000K – 10.000K.
  • Đèn LED có nhiệt độ màu cao hơn sẽ phát ra ánh sáng lạnh hơn, ngược lại, đèn LED có nhiệt độ màu thấp hơn sẽ phát ra ánh sáng ấm hơn.
  • Đèn LED mang ánh sáng ấm thường có màu vàng, đỏ cam, trong khi đèn LED mang ánh sáng lạnh thường có màu xanh, màu lục.
  • Theo tiêu chuẩn, nhiệt độ màu của đèn LED nên nằm trong khoảng từ 2700K đến 6500K.

Dải mhiệt độ màu ánh sáng đèn LED là gì?

2. Phương pháp đo dải nhiệt màu

Đo dải nhiệt màu của ánh sáng là quá trình xác định nhiệt độ màu (Kelvin) của nguồn sáng để đảm bảo rằng ánh sáng phát ra phù hợp với mục đích sử dụng. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để đo dải nhiệt màu:

1 – Sử dụng máy đo nhiệt màu (Color Temperature Meter)

Máy đo nhiệt độ màu là thiết bị chuyên dụng dùng để đo nhiệt độ màu của ánh sáng một cách chính xác. Các bước đo cơ bản bao gồm:

  • Bước 1: Bật máy đo và chọn chế độ đo nhiệt độ màu.
  • Bước 2: Đặt máy đo gần nguồn sáng cần đo.
  • Bước 3: Hướng cảm biến của máy đo trực tiếp về phía nguồn sáng.
  • Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình của máy đo, thường được thể hiện bằng đơn vị Kelvin (K).

2 – Sử dụng máy đo phổ ánh sáng (Spectrometer)

Máy đo phổ ánh sáng là thiết bị phức tạp hơn, cung cấp thông tin chi tiết về phổ ánh sáng của nguồn sáng và tính toán nhiệt độ màu dựa trên dữ liệu thu thập được.

  • Bước 1: Bật máy đo phổ và chọn chế độ đo.
  • Bước 2: Đặt cảm biến của máy đo gần nguồn sáng.
  • Bước 3: Thu thập dữ liệu phổ ánh sáng phát ra từ nguồn sáng.
  • Bước 4: Phân tích dữ liệu bằng phần mềm chuyên dụng để xác định nhiệt độ màu.

Cách đo dải nhiệt độ màu chiếu sáng

3 – Phương pháp so sánh thị giác

Phương pháp này sử dụng các bảng màu hoặc các nguồn sáng có nhiệt độ màu biết trước để so sánh với nguồn sáng cần đo. Phương pháp này ít chính xác hơn và thường được sử dụng trong các tình huống không yêu cầu độ chính xác cao.

  • Bước 1: Chuẩn bị bảng màu hoặc nguồn sáng chuẩn.
  • Bước 2: Đặt nguồn sáng cần đo gần bảng màu hoặc nguồn sáng chuẩn.
  • Bước 3: So sánh màu sắc của ánh sáng phát ra bằng mắt thường và ước lượng nhiệt độ màu tương ứng.

Việc đo dải nhiệt màu của ánh sáng giúp đảm bảo chất lượng chiếu sáng phù hợp với nhu cầu sử dụng, từ đó tạo ra môi trường ánh sáng lý tưởng.

Đo nhiệt độ màu sắc bằng thị giác

3. Thang đo nhiệt màu tiêu chuẩn

Thang đo nhiệt màu tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường và phân loại màu sắc của ánh sáng phát ra từ các nguồn sáng khác nhau. Nhiệt độ màu được đo bằng đơn vị Kelvin (K) và thang đo này kéo dài từ khoảng 1.000K đến 10.000K, với các mốc phổ biến như sau:

Nhiệt độ Ánh sáng tương ứng
1000K Ánh nền, đèn dầu
2000K Đèn Wolfram
2500K Đèn sợi đốt
3000K Đèn trong phòng rửa ảnh
4000K Đèn huỳnh quang
5000K Ánh sáng ban ngày, đèn flash
5500K Ánh nắng mặt trời khi trời trong xanh
6000K Ánh nắng khi trời khi không mây
7000K Ánh nắng khi trời mây
8000K Ánh sáng khi trời nhiều mây
9000K Bóng mát ngày trời trong xanh
10000K Trời nhiều mây chuyển mưa
11000K Trời xanh không có mặt trời
20000K Xế chiều, mặt trời khuất sau núi trong ngày đẹp trời

Hiểu rõ thang đo nhiệt màu tiêu chuẩn giúp người dùng chọn đúng loại đèn và nhiệt độ màu phù hợp cho từng không gian và mục đích sử dụng, đảm bảo môi trường chiếu sáng tốt nhất.

4. Phân loại nhiệt độ màu đèn LED

Nhiệt độ màu đèn LED rất quan trọng để đảm bảo rằng ánh sáng phát ra phù hợp với nhu cầu sử dụng và tạo ra môi trường chiếu sáng lý tưởng. Nhiệt độ màu đèn LED được phân loại như sau:

Nhiệt độ màu 2700K – 3500K 4000K – 5000K 5500K – 6500K Trên 6500K
Tên màu ánh sáng Ánh sáng ấm (warm white) Ánh sáng trung tính (neutral white) Ánh sáng lạnh (cool white) Ánh sáng rất lạnh (daylight white)
Đặc điểm Có thể màu vàng, cam, đỏ nhạt, tạo cảm giác ấm áp, thân thiện và thư giãn. Không quá ấm cũng không quá lạnh, tạo ra môi trường chiếu sáng tự nhiên. Tạo cảm giác tỉnh táo, năng động và tăng cường năng suất. Tạo cảm giác rất sáng và sắc nét, thường mô phỏng ánh sáng ban ngày.
Ứng dụng Phòng khách, phòng ngủ, nhà hàng, quán cà phê, nơi cần không gian ấm cúng và thoải mái. Văn phòng, nhà bếp, cửa hàng, nơi cần sự tập trung và hiệu quả trong công việc. Phòng làm việc, nhà xưởng, bệnh viện, phòng thí nghiệm, nơi cần ánh sáng mạnh và rõ ràng để tăng hiệu quả công việc. Chiếu sáng ngoài trời, studio chụp ảnh, chiếu sáng an ninh, nơi cần ánh sáng mạnh và chi tiết.

5. Cách chọn nhiệt độ màu phù hợp cho từng không gian

Đèn LED có phổ nhiệt độ màu rất rộng và màu sắc tương đối đa dạng. Do vậy, để lựa chọn được màu ánh sáng phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn có thể tham khảo dưới đây:

5.1. Phòng khách

Phòng khách là không gian chính để đón tiếp khách và gia đình nghỉ ngơi. Để tạo không gian ấm cúng và thân thiện, nên sử dụng đèn LED có nhiệt độ màu từ 2700K – 3000K (ánh sáng ấm).

Ánh sáng vàng ấm này không chỉ làm nổi bật các chi tiết nội thất mà còn mang đến cảm giác ấm áp và thư giãn. Việc chọn đèn LED này sẽ tạo ra một không gian khách mời và dễ chịu, phù hợp cho việc thư giãn và giao tiếp.

Đối với phòng khách, ánh sáng có thể được phân bố đồng đều để chiếu sáng mọi khu vực mà không gây chói mắt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đèn LED có thể điều chỉnh được để thay đổi màu sắc theo nhu cầu từ thư giãn đến sự sôi động.

Cách chọn nhiệt màu phòng khách

5.2. Phòng ngủ

Đây là không gian cá nhân và là nơi nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc, bạn nên sử dụng ánh sáng ấm với nhiệt độ khoảng 2700K – 3000K. Ánh sáng vàng ấm giúp làm dịu mắt và khuyến khích sản sinh melatonin, hormone mang lại những giấc ngủ ngon.

Đặc biệt, trong phòng ngủ, có thể sử dụng đèn LED có tính năng điều chỉnh độ sáng và màu sắc để tạo không gian thích hợp cho việc đọc sách hoặc thư giãn trước khi đi ngủ.

Cách chọn nhiệt màu phòng ngủ

5.3. Nhà bếp

Nhà bếp là nơi thường xuyên sử dụng cho các hoạt động nấu nướng và chuẩn bị thực phẩm. Để tăng cường sự rõ ràng và chính xác khi làm việc trong nhà bếp, nên chọn đèn LED có nhiệt độ màu từ 3000K – 4000K (ánh sáng trung tính đến ấm).

Ánh sáng này giúp làm nổi bật các chi tiết như màu sắc và hình dạng của thực phẩm một cách rõ ràng, đồng thời tạo không gian ấm cúng cho các hoạt động gia đình.

Cách chọn nhiệt màu nhà bếp

5.4. Ban công, hành lang, cầu thang

Với những khu vực này, bạn nên lựa chọn các loại đèn LED có ánh sáng ấm đến trung tính, từ 2700K – 4000K để làm hài hòa hơn bởi những khu vực này thường khá lạnh mắt, việc sử dụng ánh sáng vàng sẽ giúp không gian trở nên ấp áp, dễ chịu.

5.5. Văn phòng

Văn phòng là nơi mà ánh sáng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tập trung và hiệu suất làm việc. Do đó, để tối ưu hóa điều này, bạn nên sử dụng đèn LED có nhiệt độ màu từ 4000K – 5000K (ánh sáng trung tính), giúp suy trì sự tính táo và tập trung cao độ, đồng thời, giảm thiểu mỏi mắt khi làm việc trong khoảng thời gian dài.

Cách chọn nhiệt màu văn phòng công ty

5.6. Bãi đỗ xe và các khu vực ngoài trời

Bãi đỗ xe và khu vực ngoài trời đòi hỏi ánh sáng phải đủ sáng để tăng cường an toàn và sự tiện lợi cho người dùng vào ban đêm. Để đảm bảo sự an toàn và dễ dàng nhận diện màu sắc và chi tiết, nên sử dụng đèn LED có nhiệt độ màu trên 5000K (ánh sáng lạnh đến rất lạnh).

Ánh sáng lạnh giúp tăng cường khả năng nhìn thấy và giảm thiểu các vùng tối, từ đó giảm nguy cơ tai nạn và tăng cường an ninh. Đồng thời, đèn LED cung cấp ánh sáng sắc nét và thích hợp để sử dụng trong các môi trường ngoài trời với khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Cách chọn nhiệt màu bãi đỗ xe

*Lưu ý khi lựa chọn nhiệt độ màu phù hợp:

  • Cân nhắc mục đích sử dụng: Chọn nhiệt độ màu dựa trên mục đích sử dụng của không gian (nghỉ ngơi, làm việc, mua sắm, học tập…).
  • Tương thích với màu sắc nội thất: Đối chiếu nhiệt độ màu với màu sắc nội thất để đảm bảo sự hài hòa và thẩm mỹ. 

Như vậy, dải nhiệt màu là một trong những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn loại đèn LED phù hợp cho người dùng cũng như tạo ra không gian hiệu quả. Mong rằng, những chia sẻ trên của Trạm Phát Sáng về dải nhiệt màu sẽ giúp bạn hiểu và áp dụng được nó trong cuộc sống.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *